Tranh phong cảnh của Sutherland phần 2

Đánh giá post
Đánh giá post

Để hiểu hết được về những bức tranh phong cảnh của G. V. Sutherland, có lẽ trước tiên bạn cần hiểu rõ về cuộc đời của người họa sĩ này.

--> Nên mua tranh phòng ngủ giá rẻ tại Hà Nội ?

Cuộc đời của người họa sĩ tài ba

Ông là một người sống rất nội tâm và khá rụt rè. Chính vì tính cách đó, mà sau này đã ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm giàu trí tưởng tượng của ông. Vào năm 24 tuổi, ông đã tiến hành kết hôn với người bạn học đầu tiên, cũng là người quen biết lâu nhất đó là bà Kathleen Barry- một nữ thiết kế thời trang tài ba. Hai người sau khi cưới nhau đã sinh được một đứa con trai tuy nhiên chỉ vài ngày sau thì con chết. Vì quá đau buồn nên vợ chồng họ đã đi du lịch rất nhiều nơi và sau đó, ông bà không sinh được thêm bất cứ đứa trẻ nào nữa.

Đến năm 1928, trong chuyến du ngoạn ở Kent – một vùng ngoại ô xanh tươi, nằm phía đông nam của London, họa sĩ bắt đầu có những cái nhìn nhận đầy tính chất bi thương và rất huyền bí. Trước đó, do bị ảnh hưởng nhiều từ cái chết của con trai mà ông đã có cái nhìn khác lạ so với đại đa số người thời ấy và cho đến giờ thì nó lại càng đậm chất thần bí hơn. Vào năm 1925, khi vẽ  bức tranh Cray Field, ông đã phóng đại các tia nắng chiếu xuyên qua từng hàng cây lưa thưa để trở thành những luồng sáng chói lọi. Hơn nữa, trước vầng mặt trời đầy nóng bỏng, gay gắt cây cối đều phải rùng mình, bàng hoàng. Chình điều đó đã ngầm dự báo về một điều gì đó rất nguy hiểm. Cho đến năm năm sau, ở bức tranh Đồng quê  với mọi loại cây cối đều đang oằn mình cúi rạp trước vẻ cổ lão của các hang hốc, những tán lá đổ bóng  đầy u ám và kịch tính như thể những sinh vật thù địch nhau từ bao lâu nay.

Vào đầu những năm 1930, do nền kinh tế bị suy thoái dẫn đến thị trường in trì trệ, do không thể đảm bảo được cuộc sống nên ông liền chuyển từ in sang vẽ tranh. Đồng thời khi đó, ông cũng đi dạy thêm ở nhiều nơi khác nhau và thiết kế tờ rơi, quần áo cũng như vẽ minh họa sách để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Năm 1934, trong một lần G. V. Sutherland  đến thăm Pembrokeshire – một vùng biên giới của Wales thì ông đã bị choáng ngợp trước phong cảnh đầy phi thường của bãi biển, nơi mặc dù có đất đai khắc nghiệt, nhiều gió bão nhưng những sinh vật gan góc ở nơi đây vẫn bám trụ để sinh tồn. Và chính từ lúc này, ông đã bắt đầu trở thành họa sĩ với một đời chỉ dành để nghiên cứu về sự đấu tranh của mỗi loài sinh vật trước các thế lực thiên nhiên thô bạo và hung hãn. Trong đó có nhiều vật khác nhau đã phải biến dạng  để trở thành những hình thù quái dị, bất ổn và đây cũng chính là hậu quả của sự căng thẳng dưới sức ép của tăng trưởng.

Đến năm 1936, họa sĩ đã có lần ra mắt đầu tiên đầy ấn tượng tại triển lãm tranh siêu thực quốc tế được tổ chức ở London. Năm 1967, ông tiếp tục trở lại Pembrokeshire và một lần nữa người họa sĩ lại bị cuốn hút bởi phong cảnh hùng tráng nơi đây cho đến tận khi ông mất.

Từ 1940 cho đến 1945, G. V. Sutherland được tiến cử làm họa sĩ chiến tranh tại Anh trong suốt những năm đại thế chiến thứ II. Chủ đề xuyên suốt là mọi thứ liên quan đến cuộc chiến tàn khốc đầy màu và nước mắt này. Từ những nhà máy hoang sơ cho đến các mỏ than hay thiếc đá nằm chổng trơ sau các trận đánh oanh tạc dữ dội…Và ông đã sử dụng những gam màu đậm, lạnh đôi khi là cả những sắc màu đen tối để phản ánh hiện thực đầy khốc liệt này. Sau chiến tranh, ông chỉ tập trung vẽ tranh về những cái cây có sừng, một biểu trưng đầy ám ảnh và ma mị về sự tàn ác của con người.

Cùng với những bức tranh vẽ về phong cảnh, ông cũng có tham gia sáng tác về tranh tôn giáo. Ví dụ như bức tranh Chúa trên cây thánh giá được hoàn thiện vào năm 1946 cho nhà thờ St Mathew ở Northampton hay bức thảm Chúa vinh quang được ông vẽ riêng cho nhà thờ Coventry vào năm 1962, cao bằng cả tòa nhà mà phải mất hơn 10 năm mới có thể hoàn thiện.

Từ những năm 1949 cho đến giữa các năm 1950, ông chủ yếu chỉ vẽ tranh chân dung trong đó có cả tranh của văn hào Anh Somerset Maugham năm 1949, đây là bức tranh đầu tiên và cũng là bức nổi tiếng nhất. Ngoài ra thì còn có bức tranh  vẽ Thủ tướng Anh Winston Churchill (1954) và bức họa này đã bị chính vị phu nhân của ngài thủ tướng tìm cách phá hủy bằng được.

tranh-phong-can-chan-dung-cua-sutherland
Chân dung tự họa G.V. Sutherland năm 1970 (nguồn:oxforddnb.com)

 

Năm 1960, G. V. Sutherland được trao danh hiệu Cống hiến.  Năm 1972, là danh hiệu cao quý của hội viên viện mỹ thuật và ký tự Mỹ. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1980, ông đã mất tại quê nhà.

Nhìn lại các tác phẩm để đời của ông

Nhìn chung, ông đã ổn định được phong cách từ khá sớm và không mấy thay đổi trong suốt sự nghiệp sau này. Đặc biệt, ông dành khá nhiều thời gian để vẽ về Wales và nhiều vùng đất của nước Anh.

tranh-phong-can-cua-sutherland-xu-wales-voi-con-duong-vang

Mỗi bức tranh của họa sĩ đều là những trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc cũng như nhận thức. Đầu tiên, G. V. Sutherland  phải phác thảo mọi thứ từ những thứ đơn sơ kể cả khối đá, vết nứt, hay thân cây… Rồi vẽ chi tiết, rõ ràng hơn ở các góc độ khác nhau và cuối cùng là tiến hành điền màu.

tranh-phong-can-cua-sutherland-2

Ngày nay, do hiệu ứng nóng lên của toàn cầuvà sự biến đổi môi trường, chiến tranh nên các bức họa của ông càng chứng tỏ tầm quan trọng, khi thể hiện được sự đấu tranh cũng như vật lộn của chính tự nhiên vì sự sống còn trên trái đất. Tranh của G. V. Sutherland được treo khắp nơi trên nước Anh và mỗi lần xem là một lần người ta phải suy ngẫm, xuyết xoa và khen ngợi.

Tranh phong cảnh – Tranh Decor

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

093 532 1888