Tranh trang trí
Hội thảo và Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam – Tranh bộ ba” được tổ chức Chiều 13/1 tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) và Cơ quan Phát triển Pháp đồng tổ chức. Chương trình nhằm đề cao văn hóa dân gian Việt Nam và bảo tồn di sản tư liệu viết.
Cuộc hội thảo có sự góp mặt của các diễn giả: Giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam), ông Olivier Tessier (đại diện EFEO tại Việt Nam) và ông Pascal Bourdeaux (đại diện EFEO tại Tp. Hồ Chí Minh) đã mang đến một bức tranh khá toàn cảnh về nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng văn hóa dân gian truyền thống của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học cho biết: Tranh dân gian Việt Nam được dập từ những tấm ván khắc, sau đó được tô màu trang trí và đôi khi còn được ghi thêm lời chú giải bằng bút lông. Những bức tranh này mang tính dân gian bởi cách thức sản xuất thủ công, giá thành và việc sử dụng những bức tranh đó.
Chính những đặc tính này đã giải thích cho tính phổ biến của loại tranh này. Theo dòng thời gian, một vài làng và một vài con phố ở Hà Nội chuyên làm những bức tranh này đã trở thành những trường phái nổi tiếng bởi sự phong phú và tinh xảo về họa tiết hay kỹ thuật tô màu quét (Đông Hồ) hoặc tô màu bằng bút lông (Hàng Trống).
Đặc biệt, treo tranh dân gian trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành, không thể thiếu câu đối đỏ và những bức tranh dân gian để “vui cửa vui nhà”, giúp xuân thêm tươi sắc. Vì thế, theo thống kê, trong những năm đầu thế kỷ XX, gần Tết, số lượng tranh in từ ván khắc có khi được in tới gần hai triệu bản.
Bên cạnh hội thảo là triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam – Tranh bộ ba” giới thiệu những mảng hình được chọn lọc từ tác phẩm “Kỹ thuật của người An Nam” của tác giả Henri Oger và bộ sưu tập tranh dân gian của tác giả Maurice Durand.
Các tác phẩm do Henri Oger thu thập sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu được những cách thức sản xuất các sản phẩm thủ công một cách cụ thể và tỉ mỉ từ cử chỉ, công cụ… Ngoài ra, bộ sưu tập tranh dân gian của Maurice Durand gồm khoảng 400 bức, được ông và các cộng sự thu thập từ những năm 1950 cũng phản ánh rất đa dạng, phong phú trong cuộc sống thường nhật của người Việt Nam xưa. Các tác phẩm này giúp người xem phần nào cảm nhận được sự tinh tế từ nghệ thuật họa hình đã được xếp vào hàng di tích của quá khứ.
Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam – Tranh bộ ba” được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’esapce từ 13/1 – 28/2.
Xem thêm : Bộ sưu tầm tranh phong cảnh đẹp nhất !!!
Dưới đây là một số hình ảnh được giới thiệu tại triển lãm:
Để biết thêm thông tin về các loại tranh trang trí dân gian đẹp nhất, các bạn có thể liên hệ ngay với tranhdecor.com bạn nhé!
Nguồn: Báo nhân dân điện tử