Khơi gợi xúc cảm với sắc màu rực rỡ của những bức tranh sơn mài

Đánh giá post
Đánh giá post

Những bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam như : “ Dọc mùng ”- “ Đình làng vào hội” – “ Chùa thầy ” của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, “ Nam Bắc một nhà ” của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ, “ Tre ” của hoạ sĩ Trần Đình Thọ, “ Tát nước đồng chiêm ” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, “ Nhớ một chiều Tây Bắc ” của hoạ sĩ Phan Kế An, “ Phong cảnh Bắc kỳ ” của hoạ sĩ Lê Phổ, … và rất nhiều các bức tranh nổi tiếng khác, tất cả đều gợi lên vẻ đẹp sâu thẳm, trầm ấm mà rực rỡ, sang trọng trong từng đường nét thể hiện.

tranh-son-mai-doc-mung-nguyen-van-tri
Dọc mùng – Nguyễn Văn Trí

Dù là người có nhiều ít hay thậm chí không hiểu về kiến thức hội hoạ thì  khi ngắm nhìn những bức tranh sơn mài  sống động và phóng khoáng đều sẽ nhận thấy một chất Việt Nam khó có thể bị lẫn lộn với các bức tranh từ các vùng đất khác.

Nói đến sơn mài, có thể nhiều người nghĩ ngay đến các vật dụng trang trí nhà cửa bằng sơn mài như bình hoa, lọ hoa, chén đĩa mà nhiều nước như Singapore, Nhật Bản, Indonexia, hay Trung Quốc và thậm chí là đồ mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Điều này không có gì là sai khi xuất phát điểm của sơn mài chính là chất liệu “ sơn ” được làm từ cây sơn và được dùng để trang trí các hoành phi, câu đối, đồ thờ, … từ hàng nghìn năm trước tại các nước Châu Á.

tranh-son-mai-chua-thay-nguyen-van-tri
Chùa Thầy – Nguyễn Văn Trí

Và một điều đáng tiếc là hiện nay, tại Việt Nam, chúng ta có rất ít các hoạ sĩ và các tác phẩm mới nổi tiếng về chất liệu sơn mài nghệ thuật này. Đồng thời, nền nghệ thuật hội hoạ của Việt Nam vẫn còn đang trở mình hết sức khó khăn trước “ cơn bão ” công nghệ mỹ thuật kỹ thuật số phát triển một cách rầm rộ như hiện nay.

Chất liệu sơn mài

Nói về kiến thức hội hoạ thì kỹ thuật vẽ tranh sơn mài là một kỹ thuật vô cũng đặc biệt cuả Việt Nam. Khởi đầu và gây chú ý từ những năm 1930 của thế kỷ 20 từ những bức nghiên cứu đầu tiên tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đến sự sáng tạo đột phá của Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, các bức tranh sơn mài từ chất liệu “ sơn ta ”-  nổi tiếng với cây sơn Phú Thọ, đã khiến các hoạ sĩ trên thế giới thán phục và say mê, ghi dấu ấn hội hoạ Việt Nam trên bản đồ nghệ thuật thế giới.

Chất liệu “ sơn ta ” truyền thống ban đầu chỉ gồm các màu: đỏ, vàng, đen và bạc nhưng thông qua các cách phối liệu mới với dầu thông và các vật liệu khác như cật tre, vỏ trai, vỏ trứng, bột điệp, vỏ ốc, … làm lên một bảng màu rực rỡ và dễ dàng phối trí màu trong các bức tranh hơn.

Các hoạ sĩ thực hiện tranh sơn mài nghệ thuật bên cạnh là một người am hiểu về các kiến thức hội hoạ thì còn phải là một người nghệ nhân với lòng kiên trì và làm chủ các kỹ thuật sơn mài mới có thể cho ra các bức tranh đẹp với màu sắc như ý và độ bền cao.

Nếu nói đến đơn thuần là sắc độ và biểu hiện chất liệu của một bức tranh, người hoạ sĩ sẽ phải học từ những nghệ nhân cách thức và kỹ thuật làm tranh từ việc phối liệu chất tạo màu, lựa chọn chất gỗ, kỹ thuật sơn ủ đến đánh bóng hoàn thiện tranh. Nhưng nếu để có một bức tranh có chiều sâu, sắc độ hài hoà, đường nét vẽ mới và sáng tạo, mang nét đẹp linh động, thần thái biểu hiện thu hút ánh mắt thì đây lại là lĩnh vực mà người hoạ sĩ thể hiện được tâm hồn, tư tưởng cũng như những kiến thức hội hoạ của bản thân để tạo nên một “ tác phẩm nghệ thuật ”.

Chưa kể đến, “ sơn mài ” lại là một chất liệu làm tranh cực kỳ khó nắm bắt. Nếu bình thường khi ta vẽ thì màu vẽ và phối màu hình hoạ sẽ thể hiện ngay trước mắt thì với “ sơn mài ” đó lại là điều ngược lại. Vẻ đẹp của bức tranh sẽ chỉ được nhìn ra ở công đoạn cuối cùng là đánh bóng. Trước đó, cho dù ta vẽ màu, phối hợp các lớp sơn rồi mang đi ủ thì tất cả vẫn như một đứa bé trong bụng mẹ, khó mà biết được đứa trẻ đó hoàn hảo hay khiếm khuyết chỗ nào một các thực sự. Và ngay cả đến các nghệ nhân làm tranh lâu lăm thì họ vẫn luôn phải toát mồ hôi khi đánh bóng và hoàn thiện khâu cuối cùng để biết mình có tạo ra được một bức tranh với màu sắc hoàn hảo hay không.

Sự kiêu kỳ của chất liệu “ sơn mài” gần như khiến những người dù có kiến thức hội hoạ cực sâu sắc cũng khó lòng dám thực hiện. Và cũng vì độ khó đến nỗi khi thực hiện hàng chục, thậm chí cả trăm lần mới may ra tạo được một tác phẩm ưng ý cả về màu sắc, bố cục và độ tươi mới đã khiến các hoạ sĩ nhất là các hoạ sĩ trẻ, hiếm ai có thể theo đuổi dòng tranh sơn mài đến cùng. Điều này cũng nói nên vì sao nền hội hoạ Việt Nam vẫn khó có thể lớn mạnh như hiện nay bởi lớp hoạ sĩ trẻ bị thu hút bởi những kỹ thuật và sự thông dụng của nghệ thuật đồ hoạ vi tính.

Nhưng dù có khó khăn và kỳ công đến thế nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận nét đẹp gợi cảm, phóng khoáng nhưng tao nhã, trầm ấm đầy bí ẩn của những bức sơn mài theo kỹ thuật cổ điển với nước “ sơn ta ”.

Tuy nhiên, đối với những người yêu thích loại hình biểu hiện của tranh sơn mài nhưng ít có điều kiện để thưởng thức các bức tranh nghệ thuật thực sự hoặc chỉ đơn thuần muốn ngắm nhìn tranh mà bản thân không có nhiều hiểu biết về kiến thức hội hoạ thì loại hình tranh sơn mài décor là một đề xuất khá tốt.

Tranh sử dụng chất liệu sơn mài

Các bức tranh sơn mài décor được sử dụng chủ yếu để trang trí nội thất và không đòi hỏi sự thưởng thức với trình độ về kiến thức hội hoạ cao mà đánh vào sự cảm nhận và mắt nhìn yêu thích của người chủ ngôi nhà.

Sử dụng chất liệu là sơn Nhật nên các bức tranh sơn mài hiện đại décor được hoàn thành nhanh hơn, tránh sự tác động từ thời tiết và màu sơn nhanh khô cùng với kỹ thuật phủ sơn trong làm bức tranh trông bóng bẩy hơn. Từ đó, thời gian và sức lực cho một bức tranh sơn mài cũng rút ngắn và cho giá thành tranh rẻ hơn rất nhiều.

Các sắc màu của tranh décor bằng chất liệu sơn mài hiện đại cũng rực rỡ và bắt mắt hơn để người yêu thích trang trí dù không có nhiều kiến thức hội hoạ cũng có thể có cho mình một bức tranh đẹp.

Tuy nhiên, tranh sơn mài với chất liệu “ sơn ta ” vẫn luôn mang lại một vẻ đẹp trầm ấm, hào hoa mà lại sâu sắc hơn rất nhiều các chất liệu khác. Và đây có lẽ cũng là một vẻ đẹp Việt Nam khó bị bắt trước và ấn tượng nhất trong thế giới hội hoạ. Dù thế nào đi nữa, loại hình tranh sơn mài vẫn luôn là một “ báu vật ” mà chúng ta, những người con Đất Việt phải gìn giữ và phát triển.

Tranh trang trí – Tranh Décor

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

093 532 1888