Tranh thủy mặc được hiểu theo một cách đơn giản nhất đó là dùng mực hòa lẫn với nước theo một tỷ lệ nhất định để tác giả miêu tả một cảnh vật nào đó lên tranh theo chủ đề, ý tưởng mới và độc đáo, sáng tạo của tác giả trên giấy vẽ xuyến chi. Thật ra, đây là nền nghệ thuật hội họa mang một phong cách riêng, là sự tổng hợp hoàn hảo giữa những vần thơ, thư, họa và mang dấu dấu ấn, là một sự tổng hợp hài hòa giữa nội dung ý nghĩa với kiến thức và tâm hồn, làm xao xuyến biết bao thế hệ người mê tranh trang trí ..
Công cụ vẽ tranh chuyên dùng.
Bạn muốn có một tác phẩm tranh thủy mặc tốt, bền và đẹp, điều kiện trước tiên là công cụ vẽ nên nó phải tốt. Công cụ vẽ một bức tranh thủy mặc bao gồm: Giấy, bút, mực, gọi nôm na là “văn phòng tứ bảo”. Trước tiên bạn cần chọn được cọ vẽ, bút lông chất lượng loại cứng hay loại mềm, tùy thuộc đối tượng vẽ, ví dụ: phác thảo một bức trúc và lan, sử dụng bút lông sói và khi nhuộm màu thì nên chọn bút lông dê, sử dụng cọ cứng để tiến hành vẽ sơn thủy và rễ cây. . . Giấy xuyến chỉ là loại giấy vẽ tốt rất ăn ý điều hòa với mực, tạo ra sức lan tỏa theo ý muốn tạo hình của tác giả. Mực tốt và phải nhuyễn, khi hòa với nước thể hiện được 7 màu đen đậm nhạt sáng tối rất đa dạng và phong phú về màu sắc.
Bút pháp để có một bức tranh thủy mặc đẹp hoàn hảo.
Với kỹ thuật cầm bút và xử lý được màu sắc một cách điêu luyện, đòi hỏi đôi tay của người họa sĩ luôn phải nhịp nhàng, uyển chuyển khi thể hiện nội dung tác phẩm phải toát lên được hồn của bức tranh. Những đường nét của bút uyển chuyển mềm mại, đậm nhạt theo cảm xúc và ý tưởng cấu trúc nội dung của tác phẩm đã tạo nên bức tranh sống động phóng khoáng, khó có loại tranh nào sánh được. Đó chính là những đặc trưng và sắc thái nhận biết riêng của tranh thủy mặc.
Yêu cầu trước tiên và căn bản cần nắm được nhất đối với những người mới học vẽ chính là tinh thần thép, chịu khó khổ luyện và chịu khó học hỏi. Khi tiến hành vẽ tranh thủy mặc đòi hỏi ở người họa sĩ phải thật thuần thục trong những thao tác nhỏ nhất như việc điểm mực nhiều hay ít, kết hợp cùng với sự linh hoạt nhanh nhẹn của các ngón tay trên bàn tay để đưa cho cánh tay nhịp nhàng lên xuống nhanh hoặc chậm, tạo ra cho bức tranh những đường nét đậm nhạt và cấu trúc hình khối thật đa dạng. Vận dụng cọ bút ở nhiều góc độ biến hóa bức tranh khác nhau như đứng thẳng cọ, để nghiên cọ hoặc xoay cọ… tạo nên một đường nét sống động và tự nhiên nhất, nói nôm na câu mà các tác tranh thủy mặc hay nói đó là “Trong cọ có cọ” “Bút chưa tới thì ý đã tới”… Sự kết hợp ấy thể hiện được những kỹ năng, kỹ xảo điêu luyện có thể tận dụng ánh sáng học, màu sắc học, lập thể học để lột tả ra một ý tưởng nội dung sâu sắc thể hiện được tinh thần Thiền học của tác giả.
Nếu biết tận dụng hình ảnh tự nhiên của không gian, với bút pháp nhịp nhàng, thơ mộng và thật uyển chuyển để có thể khai thác tốt nhất bản năng của các công cụ chuyên dùng, sẽ cho ra lò một hiệu quả ấn tượng thần kỳ nhất, ví dụ như: tác giả không hề sử dụng nước để vẽ nhưng người chiêm ngưỡng vẫn cảm thấy như có nước đang chảy, hoặc có thể tưởng tượng ra mây bay và thác gầm…
Bố cục của một bức tranh thủy mặc.
Bố cục của tranh thật công phu, mức độ tụ thư giữa chủ cảnh và phối cảnh, phải phân bổ làm sao để thật khéo léo, thẩm mỹ và bố trí vị trí sao cho phù hợp, giữ cho tổng quan của cảnh vật trong bức tranh được cân bằng, không quá dày hoặc thưa. Trình bày một bài thơ bằng thư pháp bức tranh cũng phải được cân nhắc, chỉ dùng khi tranh hơi trống, lạc khoản và dấu ấn khi được tác giả bố trí một cách khéo léo, cũng làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, cái nhìn độc đáo cho bức tranh thủy mặc.
Họa sĩ phải luyện được tính kiên trì tu dưỡng tâm hồn và đạo đức.
Bút pháp và bố cục, dùng mực, màu sắc, tinh thần là “Ngũ tuyệt”, quyết định đẳng cấp của bức tranh thủy mặc, với bút pháp thật điêu luyện, hình khối sinh động và màu mực điều hòa nhẹ nhàng sẽ tạo nên một không gian và cảnh vật với mức độ điều hòa đậm nhạt, cảnh vật đa chiều… tác giả sẽ phải thổi hồn vào cho bức tranh của mình, chia sẻ tình cảm nghệ thuật với người cảm nhận.
Vì tranh thủy mặc là nền nghệ thuật, tranh phong cảnh kết hợp giữa thần và sắc, giữa hình thức và nội dụng, gửi gắm tâm hồn ý tưởng qua cảnh vật hình khối… Muốn tác phẩm có bề dầy và chiều sâu, đòi hỏi họa sĩ phải thật siêng năng để tu dưỡng không chỉ về kỹ thuật, kỹ xảo tạo hình cầm bút, mà còn phải có chiều sâu về tâm hồn cao thượng. Khổ công rèn luyện tay nghề và tu dưỡng của người họa sĩ sẽ không bao giờ là uổng công, tâm hồn chân thiện mỹ của tác giả sẽ bật dậy trong tranh theo năm tháng