Mang nghĩa chúc phúc và may mắn là tranh phật thủ và song hỉ

Đánh giá post
Đánh giá post

Tranh phật thủ, song hỉ và ý nghĩa phong thuỷ đối với gia chủ?

1. TRANH PHẬT THỦ

     Ý nghĩa và hiệu ứng

Quả phật thủ (hay còn gọi là thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái cây :giống như bàn tay Phật đang chắp ngôn cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng loai quả này làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn, cứng, nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím .Cây mỗi năm nở hoa hai đến ba lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng ươm. Hương phật thủ thơm ngát, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nước hoa.

tranh phong thuy qua phatthu

 

Người xưa cho rằng, Phật có thể mang lại cho con người hạnh phúc vô biên, bởi vậy phật thủ cũng có thể mang lại cho con người hạnh phúc. Chính vì lý do này mà phật thủ có ý nghĩa “chúc phúc”.

Tranh phong thủy có hình ảnh phật thủ và con dơi chính thì thì mang ý nghĩa chúc phúc, chúc con người có nhiều phúc.

Tranh vẽ hình phật thủ, quả đào, quả lựu và chim yến đang bay thì chính là “tam đa” bay vào nhà cát tường. “Tam đa” ở đây là “đa phúc”, “đa thọ” và “đa tử” tương ứng với ba loại quả phật thủ, đào và lựu. Mà chim yến đang bay chính là biểu thị ý nghĩa bay vào nhà cát tường.

Nếu tranh vẽ hình ảnh phật thủ và hoa thuỷ tiên thì mang ý nghĩa “học tiên học Phật”.

Tranh vẽ hình phật thủ và bươm bướm thì ý nghĩa cát tường của nó chính là cầu chúc trường thọ, sống tới tám, chín mươi tuổi, vì “điệp” (bươm bướm) đồng âm với “điệt” (tám, chín mươi).

        Hợp và kỵ

-Tranh trang trí liên quan tới quả phật thủ nên treo ở vị trí cát lợi trong nhà.

-Nếu tranh về quả phật thủ kết hợp với những vật cát tường khác thì nên tham khảo những điều hợp và kỵ của những vật cát tường này để treo tranh cho thích hợp.Chẳng hạn như, nếu tranh trang trí kết hợp giữa quả phật thủ và dơi thì cần tham khảo cách treo tranh về dơi.

           2. TRANH SONG HỈ

       Ý nghĩa và hiệu ứng

“Song” với nghĩa là hai, “hỉ” nghĩa là hạnh phúc. “Song hỉ” là hai chữ “hỉ” ghép với nhau tượng trưng cho vui mừng, hạnh phúc. Theo lưu truyền, Vương An Thạch (đời nhà Tống) đã sáng tạo nên chữ “song hỉ” để nói về hai lần gặp may lớn của mình khi vừa thi đỗ cao vừa lấy được vợ đẹp. Trong đám cưới người Việt, chữ song hỉ biểu đạt niềm vui, hạnh phúc của hai dòng họ cũng như của cặp tân lang-tân nương.

Không khó để nhận thấy chữ Song Hỉ xuất hiện rất nhiều trong đám cưới của người Việt từ thiệp cưới, phòng cưới đến vỏ hộp bánh cốm, chè, hạt sen, quả cau, lá trầu,… Nó được dán từ nhà ra ngõ, từ cổng khách sạn vào phòng ăn để thông báo với mọi người về đám cưới và nơi gia đình tổ chức bữa cơm chia vui mời khách khứa, họ hàng.

tranh phong thuy songhy

 

        Hợp và kỵ

Chữ song hỉ có thể treo ở vị trí cát lợi trong bất cứ phòng nào của ngôi nhà. Nếu treo trong phòng riêng thì nên treo ở vị trí Tam hợp, Lục hợp.

-Chữ song hỉ thường có màu đỏ, mà theo Ngũ hành, màu đỏ thuộc Hoả, do vậy người Ngũ hành thuộc Hoả thích hợp treo loại chữ này nhất,còn người kỵ hoả thì không nên treo loại chữ này.

-Vì chữ song hỉ có màu đỏ và là Ngũ hành thuộc Hoả, do đó nên treo ở vị trí tương sinh tương trợ là hướng Tây nam, Đông bắc và chính Nam; Không nên treo ở vị trí tương khắc, hao tổn là hướng chính Đông, Đông nam, chính Tây và Tây bắc. Ngoài ra cũng có thể treo ở vị trí trung tính là hướng chính Bắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

093 532 1888