Ý nghĩa của tranh trang trí lạc đà?
1. TRANH LẠC ĐÀ
Ý nghĩa và hiệu ứng
Trên sa mạc mênh mông thì nước quý như vàng, hầu hết các loài động vật và thực vật đều không thể sống được trong môi trường khắc nghiệt này, tuy nhiên lạc đà là trường hợp ngoại lệ. Lạc đà có khả năng chịu đói và khát, trên sa mạc nóng bỏng, chúng vẫn có thể bước những bước hùng dũng về phía trước, bởi vậy, lạc đà được mệnh danh là “con thuyền trên sa mạc”.
Vì sao lạc đà có thể sống lâu trên sa mạc? Đó là vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp chúng đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.
Đặc điểm nổi bật nhất của lạc đà chính là chiếc bướu trên lưng chúng. Chiếc bướu này không chứa nước như đa số người vẫn tưởng, mà nó là nguồn dự trữ các mô mỡ, còn nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uốn. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, lạc đà có thể uống liền một hơi 57l nước để bù lại phần chất lỏng bị tiêu hao.
Chính vì lạc đà có thể sống trong môi trường khắc nghiệt của sa mạc nên nó tượng trưng cho tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn, gian khổ, bất chấp hiểm nguy, dũng cảm sáng tạo cái mới để đạt tới đích cuối cùng là thành công.
“Lạc” trong từ “lạc đà” đồng âm với “lạc” trong từ “lạc khoái”, bởi vậy lạc đà còn mang ý nghĩa vui vẻ.
Hợp và kỵ
–Tranh trang trí lạc đà nên treo ở vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc phòng đọc sách thì có thể khơi gợi tinh thần học tập, phấn đấu vươn lên, cũng như mang lại cho con người nhiều niềm vui.
-Do lạc đà chủ yếu sống ở hướng Tây bắc nên tranh lạc đà thích hợp treo ở vị trí Tây bắc
-Tranh lạc đà nên treo ở vị trí Dịch Mã và Văn Xương thì có lợi cho việc phát triển sự nghiệp.
2. TRANH KHỈ
Ý nghĩa và hiệu ứng
Chắc hẳn không ai còn lạ gì nhân vật Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du Ký, con khỉ thần thông và anh hùng này nứt ra từ quả trứng đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn. Tôn Ngộ Không pháp thuật cao siêu, đại phá long cung, náo loạn thiên đình, ăn trộm đào tiên, được phong làm Tề Thiên Đại Thánh, đánh tan Thiên binh thần tướng, nuốt linh đơn, chịu được lửa khói lò bát quái của Lão quân và chỉ mắc mưu Như Lai bị đè dưới ngọn Ngũ Hành Sơn, để rồi theo Huyền Trang tam tạng thỉnh kinh và cuối cùng thành Đấu Chiến Thắng Phật tiêu dao ở cõi Tây phương. Con khỉ này được mọi người dân hết lòng yêu mến.
Con khỉ âm Hán Việt là “hầu”, đồng âm với “hầu”(chức tước: vương hầu). do đó trong rất nhiều tranh cát tường thường xuất hiện hình ảnh con khỉ. Ví như một con khỉ đang đu mình trên cành cây để treo chiếc ấn, thì ý nghĩa của nó chính là “phong hầu quải ấn”.
tranh trang trí hình ảnh một con khỉ cưỡi hoặc trèo trên lưng một con ngựa. Vì “hầu”( khỉ ) đồng âm với “hầu” (chức tước hầu); “mã thượng” (trên lưng ngựa) đồng âm với “mã thượng” (ngay tức khắc) . Do đó bức tranh này có nghĩa rộng ra là chúc cho mau chóng thăng quan tiến chức.
Tranh vẽ cảnh hai con khỉ đang cõng nhau thì lại có nghĩa là “bội bội phong hầu” (hết đời này đến đời khác được thăng quan tiến chức), vì chữ “cõng” âm Hán Việt là “bối”, đồng âm với từ “bội” là thế hệ.
Hợp và kỵ
-Tranh cát tường có hình ảnh con khỉ thích hợp nhất với người làm cán bộ, công nhân viên chức, hoặc những người đang có hoài bão lớn lao đối với sự nghiệp. Nên treo tranh phong thuỷ lạc đàloại này ở vị trí Văn Xương thì sẽ có hiệu quả cao nhất
-Tranh cát tường có hình ảnh con khỉ nên treo ở vị trí cát lợi trong nhà thì có thể khiến không gian sinh động hơn, và cũng là để thực hiện được nguyện vọng của mình.
-Người tuổi chuột, rồng và rắn thích hợp với khỉ, thích hợp nhất là treo tranh con khỉ. Người tuổi hổ, lợn không hợp với khỉ do đó không nên treo loại tranh này.
-Không nên treo tranh khỉ ở hướng Đông Bắc, bởi vì hướng Đông Bắc là vị trí tương xung của khỉ. Nên treo ở vị trí tương hợp với khỉ là hướng Đông Nam, chính Bắc, cũng có thể treo ở vị trí Thân là hướng Tây Nam.